Ý kiến của công dân về cách phòng chống cháy, nổ tại nhà (11:00 10/12/2019)


HNP – Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội nhận được ý kiến của công dân Trần Ngọc Quyến (Địa chỉ: Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa) về cách phòng chống cháy, nổ từ mỗi gia đình và nhà ống, nhà chung cư, với nội dung cụ thể như sau: 


Cách phòng chống cháy, nổ từ mỗi gia đình
Thời gian gần đây, đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ làm thiệt hại lớn về người và tài sản, gây tâm lý hoảng sợ, lo lắng cho mọi người. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cả về phía người dân lẫn cơ quan chức năng. Để phòng chống cháy, nổ từ trong gia đình, người dân cần chú ý đến các thiết bị dễ gây cháy nổ như bếp đun nấu, đồ dùng điện tử…Khi sử dụng bếp gas đun nấu phải trông coi, dùng xong phải khóa van bình gas, thường xuyên kiểm tra dây dẫn gas, nếu cần thì thay mới. Khi nạp ắc quy cho xe đạp điện, pin điện thoại, máy ảnh…cần chú ý pin đầy thì cắt nguồn điện, tránh để lâu gây cháy nổ. Các thiết bị ti vi, âm thanh, quạt treo tường…cần ngắt hẳn nguồn điện đầu vào để tránh hiện tượng chập cháy hoặc bị sét đánh hỏng. Không lắp đặt quạt thông gió ở nơi khó quan sát. Vì sử dụng lâu, quạt bị khô dầu, nhiều bụi có thể kẹt cánh, gây cháy.
 
Để phòng tránh cháy nổ từ bình nước nóng, khi lắp đặt phải có dây tiếp đất. Nếu bình lắp đặt từ lâu, ác tô mát tự động cắt điện thì phải gọi thợ kỹ thuật đến kiểm tra, thay thế. Bình nước nóng tuy có rơ le tự động ngắt, bật nhưng dùng liên tục cũng khiến rơ le nhanh mòn, hỏng nên khi không sử dụng cần tắt nguồn điện nguồn. Công tắc điện bình nóng lạnh đặt ngoài phòng tắm và nên lắp thêm đèn báo đỏ để mọi người dễ nhìn thấy và thao tác. Điều hòa nhiệt độ thường được sử dụng liên tục trong dịp hè nên trước mùa cao điểm cần bảo dưỡng cục nóng vì bộ phận này đặt ở ngoài hiên nhà, nắng mua làm han rỉ và khô dầu. Cũng cần rửa lưới lọc ở dàn mát trong phòng tùy thời gian sử dụng.
 
Đặc biệt, các vụ cháy, nổ có liên quan nhiều đến thắp hương, đèn nến thờ cúng để quên khi vắng người. Nên khi thắp hương phải túc trực, tránh ngọn lửa âm ỉ rồi bùng phát thành đám cháy lớn. Đốt vàng mã phải đúng nơi quy định, dưới mặt đất, đề phòng tàn lửa bắt vào các vật dễ cháy gây hỏa hoạn.
 
Mọi sinh hoạt hằng ngày đều tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ, càng nhiều người được trang bị kiến thức và nâng cao ý thức PCCC càng hạn chế được những nguy hiểm đáng tiếc.
 
Cách phòng cháy, nổ ở chung cư và nhà ống
Mỗi người, mỗi nhà cần biết và thực hiện đúng các nguyên tắc phòng tránh cháy, nổ để hạn chế thấp nhất nguy cơ “giặc lửa”.
Khi sử dụng ga để đun nấu, cần trông coi cẩn thận đề phòng nước cạn gây cháy, sử dụng xong phải khóa van bình ga. Thường xuyên kiểm tra điểm nối và dây dẫn ga từ bình đến bếp, bằng cách: Bếp ga không có lửa, dùng khăn thấm nước xà-phòng lau lên điểm nối và ống dẫn từ bình ga đến bếp, chỗ nào sủi bọt là đường dẫn ga bị hở, phải gọi ngay kỹ thuật viên đến khắc phục. Lưu ý, ống dẫn ga có hạn sử dụng, vì vậy, cần lưu ý kiểm tra thay thế theo định kỳ. Đối với các tòa chung cư cao tầng sử dụng hệ thống ga chung, bể ga đặt ở tầng sát mặt đất rồi qua đường ống dẫn đến từng căn hộ. Do dùng lâu năm, hệ thống van đóng mở ga bị mòn cộng với đường dẫn nhiều đoạn bị ngầm trong tường, do nhà bị lún, tường bị cong vênh làm các chỗ nối bị nứt hở ga, cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Cần đề nghị chủ đầu tư hoặc ban quản trị tòa nhà thường xuyên kiểm tra xử lý kịp thời bảo đảm an toàn.
 
Mặt khác, nhiều gia đình có bếp cạnh cửa sổ, có kính chắn hướng ra phía ngoài trời, dấn đến bếp ga bị hỏng bộ phận đánh lửa tự động, phải mồi lửa bằng vật lửa, khi dùng xong lại để bật lửa sát cửa sổ đã gây nhiều trường hợp cháy, nổ.
 
Khi sử dụng các thiết bị nạp điện cho xe đạp điện, điện thoại, máy ảnh…phải theo dõi, khi thấy các thiết bị đã đủ điện phải cắt nguồn điện. Khi sử dụng ti vi, thiết bị âm thanh, quạt treo tường…nếu tắt bằng điều khiển từ xa chỉ là tắt tạm thời, vẫn còn đèn báo trên thiết bị. Nếu để qua đêm, hoặc đi ra ngoài phải tắt triệt để nguồn cấp điện vào thiết bị. Nhiều nhà do để quên đã bị chập cháy và mùa hè dễ bị sét đánh hỏng. Không lắp quạt thông gió ở nơi hằng ngày không nhìn thấy như hộp kỹ thuật trên cao, bởi khi sử dụng lâu, quạt bị khô dầu, nhiều bụi và xác côn trùng bám vào cánh, cánh quạt bị kẹt, dẫn đến cháy.
 
Bình nước nóng thường lắp đặt trên cao và khuất, lại không thông thoáng. Bình cũng giống như ấm đun nước, hằng ngày có nhiều cặn, bình dùng lâu năm, cặn bám bịt đường dẫn nước vào gây nóng cháy bình. Vì vậy, khi lắp đặt bình nóng lạnh, vỏ bình phải có dây tiếp đất. Nếu bình lắp đặt từ lâu, khi sử dụng cần bật áp-tô-mát, nếu tự động cắt điện thì phải gọi thợ kỹ thuật đến kiểm tra thay thế.
 
Đáng chú ý, khi thắp hương, đèn nến thờ cúng cần phải túc trực, vì bát hương đang thắp khi cháy đến phần chân dễ lan sang các chân hương bên cạnh, hoặc nến đổ xuống mặt gỗ bàn thời gây cháy. Khi đốt vàng mã phải đốt ở nơi quy định trong chung cư. Trường hợp không có nơi quy định thì chọn nơi thoáng đãng. Trước khi đốt phải chuẩn bị một chậu bằng kim loại, chậu phải to rộng hơn số vàng mã và chậu phải có nắp đậy, một chậu nước để bên cạnh để phòng khi đốt, tàn bay vào các vật dễ cháy như dây đang phơi quần áo, trần nhựa.... gây họa hoạn. Khi sửa chữa nhà, cửa hàng, cửa hiệu... có thợ hàn điện thì gia đình phải hết sức chú ý các biện pháp để phòng vi vẩy hàn nóng 700 đến 800 độ C bắn vào đâu sẽ cháy ở đó...
 
Để phòng tránh cháy nổ, ban quản lý chung cư cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị đóng, cắt điện trong phòng kỹ thuật, hệ thống dẫn trong tòa nhà... Có bản hướng dẫn sử dụng điện, thang máy mà thang máy hỏng thì xử lý thế nào cho bảo đảm an toàn. Ban Quản lý nên gửi trực tiếp cho mỗi nhà một bản. Không tuyên truyền miệng hoặc chỉ dán một bản ở nơi công cộng như hiện nay. Phòng kỹ thuật điện ở các khu chung cư cao tầng có các hỗng đi dây từ tầng trệt lên các tầng cao, phải dùng các nguyên liệu chống cháy bao kín, để phòng chuột và côn trùng chui vào làm tổ, hoặc khi có hỏa hoạn không cháy lây lan sang các tầng khác.
 
Với những biện pháp phòng tránh này, sự cố cháy, nổ sẽ được hạn chế đáng kể.
 
Những điều đơn giản về cách phòng chống cháy, nổ trong nhà người dân cần biết
Sử dụng các thiết bị nạp điện: Khi nạp ắc quy cho xe đạp điện, pin của điện thoại, máy ảnh… phải luôn trực, khi thấy các thiết bị đã đủ điện phải ngắt nguồn điện. Nếu quên để lâu tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ. Đối với bộ phận hay xảy ra cháy nổ ở xe đạp điện như: Pin, ắc quy của xe đạp điện, chủ xe cần bảo quản và sạc pin, ắc quy đúng cách, không để xe ở những nơi ẩm ướt hoặc có nhiệt độ cao, cần nhanh chóng làm khô các bộ phận này và dây cắm khi đi mưa hoặc rửa xe về trước khi khởi động xe. Khi thấy bình ắc quy có dấu hiệu phù, nứt, chủ xe nên thay thế ắc quy mới.
Là người tiêu dùng thông thái thì khi chọn mua xe đạp điện cần chú ý tới các thông số kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra hệ thống mạch điện và bình ắc quy. Nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, người dân nên hạn chế việc sạc xe đạp, xe máy điện vào ban đêm…
 
Sử dụng điện: Khi sử dụng tivi, thiết bị âm thanh, quạt treo tường… tắt bằng điều khiển từ xa vẫn còn đèn báo xanh hoặc đỏ ở trước mặt máy, chỉ là tắt tạm thời. Nếu để qua đêm, hoặc đi ra ngoài phải tắt triệt để nguồn cấp điện vào tivi, quạt... Nhiều nhà do để quên đã bị chập cháy và mùa hè bị sét đánh hỏng.
Không lắp quạt thông gió ở nơi hàng ngày không nhìn thấy như hộp kỹ thuật trên cao. Do sử dụng lâu, quạt bị khô dầu, nhiều bụi và xác côn trùng bám vào cánh, cánh quạt bị kẹt, nhiều nơi đã bị cháy.
 
Bình nước nóng và cách dùng: Bình nước nóng lắp đặt trên cao và khuất lại không thông thoáng. Bình chứa cũng giống như ấm đun nước, hàng ngày có nhiều cặn, bình dùng lâu, cặn bám bịt đường dẫn nước vào gây nóng cháy bình. Do đó, khi lắp đặt, vỏ bình phải có dây tiếp đất. Nếu bình lắp đặt từ lâu, khi sử dụng, bật aptomát, nếu aptomát tự động cắt điện thì phải gọi thợ kỹ thuật điện đến kiểm tra thay thế.
Bình nước nóng khi sử dụng, nước sôi hàng trăm độ C, tỏa nhiệt lớn nên không được để các vật dễ cháy như bìa hộp giấy, vải, hộp nhựa… ở gần  bình nước nóng. Bình nước nóng tuy có rơ le tự động khi nước nóng 100 độ C, rơ le tự ngắt, để lâu nước nguội, rơ le lại tự động đóng điện vào bình. Nếu bình dùng liên tục 24/24, rơ le nhanh mòn hỏng, không an toàn. Nên khi không sử dụng phải tắt điện nguồn. Công tắc điện đặt ngoài buồng tắm và phải lắp thêm đèn báo đỏ để mọi người dễ nhìn thấy tắt khi không sử dụng.
 
Sử dụng điều hòa nhiệt độ: Thường xuyên bảo dưỡng cục nóng điều hòa, vì cục nóng điều hòa đặt ở ngoài hiên nhà, nắng, mưa làm han rỉ trục tua bin quạt, cánh quạt bám nhiều bụi hoặc tụ điện khởi động quạt bị hỏng nên cánh quạt bị kẹt gây cháy nổ. Nên vào mùa hè phải gọi thợ kỹ thuật kiểm tra, bảo dưỡng trước khi sử dụng.
Không để gần các vật dễ cháy gần cục nóng điều hòa. Khi sử dụng, hàng tuần phải  bảo dưỡng lưới lọc ở dàn mát trong phòng. Khi tắt điều hòa bằng điều khiển từ xa vài phút sau phải tắt công tắc nguồn. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa, gây nguy hiểm và tốn điện… đồng thời vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ xảy ra.


Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         Lấy lại mã bảo mật